Thanh tịnh
Cái gì không là không chứ không ham muốn có, dù vật ấy quý giá đến đâu cũng không mong ước, cho đến những vật rất tầm thường như những vật đồ bỏ, cũng không mong cầu thì đó là mới tự thanh tịnh thân tâm, thân tâm mới trong sạch, không còn cấu uế, không còn bất tịnh, hôi thối, không còn nhiểm ô tham, sân, si, mạn, nghi nữa thì đó là nghĩa thanh tịnh.
Thanh tịnh nghĩa là không làm khổ mình, khổ người. Thanh tịnh cũng còn có nghĩa là thiện pháp, trong sạch, không uế nhiễm, v.v...
Gợi ý
-
Thiên nhĩ thanh tịnh siêu nhân
nghĩa là lỗ tai bất động trước những âm thanh khả lạc, khả hỷ, khả khổ, v.v... của người phi thường.
-
Tâm thanh tịnh bất động
là tâm không còn tham, sân, si.
-
Muốn cho tâm trở thành tính của hư không
thì hãy lắng nghe lời đức Phật dạy La Hầu La: “Này La Hầu La, hãy tu tập sự tu tập như hư không, các xúc khả ái, không khả ái được khởi lên không có nắm giữ tâm, không có tồn tại”. Vậy tu tập sự tu tập như...
-
Tri kiến thanh tịnh - (là tri kiến giải thoát)
Khi một hành giả sống một đời sống đạo đức thì đạo đức là giới hạnh. Giới hạnh làm cho tri kiến không có khởi ác niệm, không có những hành động ác, không có những lời nói ác. Nhờ thế được xem là tri kiến thanh tịnh tức là...
-
Sinh sống thanh tịnh
Sinh sống thanh tịnh tức là chánh nghiệp. Chánh nghiệp là nghề nghiệp sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.
-
Sống đúng khẩu hành thanh tịnh
hằng ngày trong mỗi hành động nơi “miệng”, của “miệng” đều phải tránh làm điều ác, luôn làm điều thiện, tức là không làm khổ mình, khổ người. Khẩu hành là những hành động nơi miệng, sự hoạt động của miệng.Miệng nói ra những điều thiện; thường nói ra những...
-
Sống đúng thân hành thanh tịnh
hằng ngày trong mỗi hành động của thân đều phải tránh làm điều ác, luôn làm điều thiện, tức là không làm khổ mình, khổ người.
-
Sống đúng ý hành thanh tịnh
Ý hành là những hành động suy nghĩ nơi ý thức, sự hoạt động của ý, ý suy nghĩ ra những điều thiện, ý quán xét tư duy một việc gì, một sắc tướng, một âm thinh, một mùi hương, một mùi vị, một cảm giác, một lời nói một...
-
Thân hành thanh tịnh
là hằng ngày trong mỗi hành động của thân đều phải tránh làm điều ác, luôn làm điều thiện, tức là không làm khổ mình, khổ người.
-
Giới đức thanh tịnh
chính là tâm bất động trước các pháp và các cảm thọ.
-
Thân nghiệp không thanh tịnh
có nghĩa là thân còn thích dục lạc (như ăn uống phi thời), thân hay bệnh tật đau yếu, thân thích dâm dục, thân hay đốt lửa giết hại chúng sanh, thân lười biếng ưa thích ngủ nghỉ, thân hay làm những điều ác làm chết và đau khổ các...
-
Xả lạc, xả khổ, xả niệm thanh tịnh
là xả thọ, tức là đoạn ái, tức là chấm dứt sự đau khổ. Thọ là then chốt của nghiệp ái. Nghiệp để cho thọ, ái để cho thọ; dùng Tứ Thiền xả thọ, thì nghiệp và ái không còn tác dụng, cho nên, gọi là diệt nghiệp đoạn ái.Diệt...
-
Pháp nhãn thanh tịnh
là đã thấu rõ các pháp trên thế gian này như thật không còn một sự hiểu lầm lạc nào cả, không còn có một tôn giáo nào, một giáo pháp nào lừa đảo được. Bao nhiêu kiến chấp những pháp môn của ngoại đạo từ xa xưa như kinh...
-
Ý hành thanh tịnh
là hằng ngày mỗi khi nghĩ đến một điều gì, thì phải tránh suy nghĩ điều ác, luôn suy nghĩ điều thiện, điều lành, không được suy nghĩ điều ác mà phải suy nghĩ những điều không làm khổ mình, khổ người.
-
Ý nghiệp không thanh tịnh
do những thân, khẩu, ý hành còn làm những điều ác. Ý có ba nghiệp không thanh tịnh: 1- Ý tham dục, ham muốn cái này, cái kia, xan tham. 2- Ý sân hận, thù oán, ghen ghét, tị hiềm, tật đố.3- Ý si mê, lười biếng ham ngủ nghỉ,...
-
Ý thức thanh tịnh
là cái không ở tâm tức là tâm không có niệm thiện ác. Ý thức thanh tịnh không liên hệ ngũ căn là Không Vô Biên Xứ Định. Cách thức tu nó chỉ giữ tâm chẳng niệm thiện niệm ác như các thiền sư đã dạy: “Giữ ông chủ, chăn...
-
Cá nhân thanh tịnh
là cá nhân phải có đạo đức, là một tu sĩ Phật giáo thì giới luật phải được nghiêm chỉnh, không vi phạm, không bẻ vụn giới luật.
-
Tự sống thanh tịnh
là một hành động đạo đức thuộc về thân, khẩu, ý làm Người, làm Thánh; là một giới luật đạo đức của thân và tâm
-
Thực phẩm thanh tịnh
là tất cả những thực phẩm do Phật tử cúng dường cho tu sĩ và để nơi khất thực cúng dường cho tu sĩ
-
Tâm thanh tịnh
là tâm bất động, tâm không còn tham, sân, si, mạn, nghi nữa. Tâm thanh tịnh là tâm định tỉnh, nhu nhuyễn, dễ sử dụng, là tâm có đủ đạo lực sai khiến (điều khiển) và làm chủ được sanh già, bệnh, chết, tức làm chủ nhân quả hay còn...